TheôngtybánhàngxaxỉcủaôngJohnathanHạnhNguyễnbáolỗxxnxo báo cáo gửi HNX, Công ty TNHH thời trang và mỹ phẩm Duy Anh (DAFC), ghi nhận khoản lỗ hơn 7,4 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm nay, giảm mạnh so với mức lợi nhuận hơn 130 tỷ cùng kỳ năm trước.
Đến cuối quý II, vốn chủ sở hữu của DAFC đạt hơn 570 tỷ đồng. Nợ phải trả ở mức hơn 800 tỷ đồng, trong đó dư nợ trái phiếu phát hành riêng lẻ đến cuối tháng 6 là hơn 17 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo cập nhật từ HNX, công ty này đã hoàn tất việc mua lại toàn bộ lượng trái phiếu vào đầu tháng 8.
DAFC trực thuộc tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) do ông Johnathan Hạnh Nguyễn và bà Lê Hồng Thủy Tiên điều hành. Hiện đơn vị phân phối hơn 60 nhãn hàng xa xỉ lớn trên thế giới, với 50 cửa hàng. Cuối năm 2021, đơn vị này đưa một loạt thương hiệu lớn về Việt Nam như Montblanc, Santoni, Aquazzura, bên cạnh các hãng trước đó là Rolex, Cartier, Tiffany&Co... Năm 2022, DAFC mở rộng sang nền tảng thương mại điện tử.
Kết quả kinh doanh sụt giảm trong nửa đầu năm nay của DAFC cũng là thực trạng chung của ngành hàng xa xỉ trên thế giới.
Hai năm 2021 và 2022, các thương hiệu bán hàng xa xỉ hàng đầu thế giới như LVMH, Hermès International... công bố doanh thu tăng vọt bất chấp rủi ro suy thoái, nhờ trào lưu mua sắm bù cũng như hành vi của người giàu không tuân theo kinh tế học. Suy nghĩ: "Cuộc sống rất ngắn ngủi. Tôi sẽ tận hưởng ngày hôm nay vì chẳng biết ngày mai ra sao" là một phần lý do ngành kinh doanh này kiếm bộn bất chấp rủi ro suy thoái.
DAFC cũng tương tự, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của đơn vị phân phối xa xỉ phẩm này đều ghi nhận tăng trưởng cao dù các cửa hàng đều phải đóng cửa do ảnh hưởng của Covid-19. Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2022 của DAFC vượt kế hoạch cả năm. Công ty mẹ - Tập đoàn IPPG khi đó cũng thông báo doanh thu thuần mảng thời trang - đạt hơn 2.564 tỷ trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng 47% so với cùng kỳ 2021.
Tuy nhiên, sức cầu về tiêu dùng nhóm hàng xa xỉ bắt đầu chậm lại trong năm nay. Trong quý III, doanh số của Louis Vuitton, Dior chậm lại trong khi Gucci, Yves Saint-Laurent thậm chí còn giảm.
Ảnh hưởng với thị trường trong nước một phần còn do tác động của các kênh đầu tư gặp khó từ cuối năm trước. Cuộc khủng hoảng thanh khoản với nhóm doanh nghiệp bất động sản, chứng khoán lao dốc, nút thắt về dòng vốn của nền kinh tế đã tác động mạnh tới túi tiền của tầng lớp tiêu dùng hàng xa xỉ.
Minh Sơn